Tầm quan trọng của việc tối ưu hóa trong dây truyền sản xuất.
Nói về tối ưu hóa dây chuyền sản xuất:
- Dây chuyền sản xuất là một tập hợp các hoạt động theo đúng tuần tự được thiết lập. Ở đó mỗi giai đoạn sẽ có một nhiệm vụ riêng và chúng bổ trợ cho nhau tại các nhà máy, xí nghiệp. Vật liệu sẽ được đưa vào được dây chuyền chế tạo ra các sản phẩm hoặc lắp ráp các bộ phận để đưa ra thành phẩm.
- Việc cải tiến máy móc dây chuyền sản xuất là việc làm cần thiết nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hoạt động cải tiến máy móc dây chuyền còn có thể giúp giảm số lượng nhân công, chi phí sản xuất từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Tối ưu hóa quy trình của máy chủ có cần phải thực hiện như thế nào không?
Nếu doanh nghiệp càng tối ưu được quá trình sản xuất trong nhà máy thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, tăng doanh thu, quản lý tốt hơn nguồn nhân lực.. vậy làm thế nào để tối ưu sản xuất trong nhà máy? Sau đây sẽ là một số biện pháp tối ưu hóa các nguồn lực trong nhà máy:
Cách các về tối dây chuyền sản xuất
- Tối ưu hóa nguồn nhân lực
Nhân lực cần được phân công vị trí phù hợp với khả năng, đúng người đúng việc, lao động chân tay giảm đi và máy móc sẽ thay thế công việc của con người ở nhiều công đoạn khác nhau như: sàng lọc, chọn lựa nguyên vật liệu đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, vì máy móc có thể hoạt động với cường độ cao, hoàn thành nhanh hơn và có độ chính xác cao. Điều đó tránh tình trạng làm việc thêm giờ. Làm thêm giờ, đồng nghĩa với việc công ty phải có chế độ trả lương làm thêm gấp đôi, gấp ba theo quy định
- Tối ưu hóa nguồn vật lực
Thiết bị, máy móc cần được xây dựng đồng bộ, kết nối với nhau và kết nối với cơ sở dữ liệu dùng chung. Việc này giúp tránh lãng phí thời gian chuyển đổi, sửa chữa, cập nhật dữ liệu giữa các máy, đảm bảo thông tin chính xác và xuyên suốt giữa các công đoạn, giữa các bộ phận sản xuất và cấp quản lý. Khi hệ thống dữ liệu được đồng bộ thì quá trình vận hành máy móc diễn ra theo luồng chạy chung: chương trình của các máy sẽ được cập nhật cùng thời điểm, theo cùng một tiêu chuẩn. Việc tinh gọn, tận dụng tối đa công năng của các trang thiết bị và các phần mềm sẽ khiến quy trình vận hành trở nên đơn giản.
- Tối ưu hóa chi phí vận hành
Khi đã tối ưu hóa được nhân lực và vật lực, chi phí vận hành sẽ giảm, nhưng doanh nghiệp còn có thể làm được nhiều hơn thế. Việc số hóa và liên kết dữ liệu cung cấp lượng thông tin khổng lồ về mọi mặt trong quy trình sản xuất. Phân tích các thông tin này để tìm ra định mức sử dụng của từng thiết bị, từng dây chuyền, cài đặt định mức tối đa để tránh lãng phí là một trong số những cách vận dụng thông tin hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ phần mềm: Hệ thống Giám sát Vận hành Nhà máy, Hệ thống Giám sát Hệ thống Tủ điện
Máy in nhãn và cắt tự động CPM 100HG5 - Giải pháp in tem, mác, logo nhãn chất lượng cao cho tủ bảng điện
Tối ưu hóa hoạt động giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực và phát huy hiệu quả hoạt động.
Tối ưu hóa dây truyền sản xuất là yếu tố then chốt trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Khi kinh doanh mở rộng, quy trình thủ công không thể đáp ứng các tính năng hiệu quả bởi sự gia tăng các mối quan hệ kinh doanh, sự thay đổi của sản phẩm và dịch vụ, số lượng nhân viên tăng và các kịch bản bán hàng phức tạp hơn, dẫn đến khó khăn trong quản lý và làm việc kém hiệu quả.
Do vậy, ứng dụng linh hoạt công nghệ trong các khâu hoạt động là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Triển lãm hội chợ Vietbuild Hà Nội tháng 11 - 2024
19/11/2024