Công dụng và ý nghĩa của cách loại mã vạch
SỬ DỤNG MÃ VẠCH ĐỂ LÀM GÌ?
Mã vạch là một dãy ký tự thường là số hoặc chữ số. Mã vạch là hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt. Dãy ký hiệu gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng biểu thị các mẫu tự, con số, ký hiệu.
Với mắt thường khi nhìn vào mã vạch rất khó để biết được ý nghĩa của nó là gì. Chính sự thay đổi trong mã vạch về độ rộng và khoảng trắng sẽ biểu thị thông tin dưới dạng chữ hay số mà máy có thể đọc được.
Phần dành cho người dùng đọc nhận biết thông tin sản phẩm được thể hiện dưới dạng chữ số. Khi nhìn vào dãy số người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thông qua quy ước mã số của Tổ chức GS1 cho các quốc gia trên thế giới.
Mã vạch được in ấn bởi các loại máy in chuyên dụng cho mã vạch được thiết lập các thông số đúng quy luật. Không phải loại máy in nào cũng có thể in mã vạch.
Mã vạch sẽ được đọc bằng một loại máy chuyên quét mã vạch. Loại máy thu nhận hình ảnh của mã vạch từ đó chuyển thông tin tới máy tính để mã hóa thông tin. Đó là lý do người ta chỉ sử dụng mã vạch kèm theo các thiết bị hỗ trợ.
Tham khảo: Máy in và cắt nhãn tự động CPM-100HG5 của hãng MAX-JAPAN
CÔNG DỤNG & Ý NGHĨA CỦA CÁC LOẠI MÃ VẠCH
Thực tế, chúng ta có thể ví mã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa thông qua mã vạch. Tùy vào quốc gia, vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Thường mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện được mã.
Tùy vào dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng người ta sẽ chia ra làm nhiều loại. Loại phổ biến nhất hiện nay trên thị trường là: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.
Tại Việt Nam hiện nay hàng hóa trên thị trường đa phần được áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Đây là loại mã vạch gồm 13 con số chia làm 4 nhóm. Trong đó có mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm 3 chữ số đầu, mã số doanh nghiệp gồm 4 chữ số tiếp theo, mã số hàng hóa gồm 5 chữ số tiếp theo và số cuối cùng là số về kiểm tra được tính trừ trái qua phải.
TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI ĐĂNG KÝ MÃ SỐ - MÃ VẠCH
Mã vạch là gì? Ý nghĩa của chúng ta đã biết. Vậy làm thế nào để đăng ký mã số mã vạch. Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN do Chính phủ giao. Đại diện của EAN-VN là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và là thành viên chính thức của EAN quốc tế.
Việc đăng ký và cấp mã số – mã vạch cho các doanh nghiệp hiện nay để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý. Phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Hàn Quốc có mã số 880, Thái Lan có mã số 50, Trung Quốc có mã số 690, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ,…
Bài viết trên đây Kaitech.vn đã cung cấp cho các bạn sơ lược về mã vạch là gì và ý nghĩa của nó. Hy vọng bài viết có ích cho các bạn, giải đáp được những băn khoăn về mã vạch cũng như các thông tin cơ bản.
Nếu bạn đang có nhu cầu in mã vạch, logo, tem nhãn, decal đánh dấu có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất (Đại diện hãng MAX-JAPAN cúng cấp độc quyền máy in đầu cốt LM & máy in bế cắt nhãn tự động CPM tại Việt Nam)
Triển lãm hội chợ Vietbuild Hà Nội tháng 11 - 2024
19/11/2024